Bật mí bản mô tả công việc trưởng phòng kiểm toán nội bộ mới nhất

Kiểm Toán Nội Bộ Tin Kế Toán - Tài Chính
Facebook0
LinkedIn

Trưởng phòng kiểm toán nội bộ không phải là một chức vụ đơn giản và dễ dàng có thể đạt được. Hầu hết, khi đạt được đến vị trí này thì người trưởng phòng phải là người thực sự tài giỏi và có khả năng. Vậy nhưng, một điều khiến khá nhiều người thắc mắc lại là công việc thường ngày của họ. Một trưởng phòng kiểm toán sẽ thực hiện các công việc gì? Bài viết dưới đây sẽ mô tả công việc trưởng phòng kiểm toán nội bộ chi tiết gửi tới các bạn!

1. Trưởng phòng kiểm toán nội bộ – Họ là ai?

Nhắc đến kiểm toán là hầu hết chúng ta sẽ nghĩ ngay đến các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tài chính của một công ty hay doanh nghiệp nào đó. Và quả thực, vị trí trưởng phòng kiểm toán nội bộ chính là những người như vậy. Trưởng phòng KTNB là những người chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính trong công ty mà mình làm việc. Việc kiểm tra, kiểm soát này phụ thuộc vào quy định, quy chế hay các thủ tục đã được đề ra và thiết lập nhằm mục đích để nâng cao các hiệu quả hoạt động của công ty, doanh nghiệp mình.

Vị trí công việc này trong các công ty, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng và tạo nên những ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển của toàn bộ công ty. Bởi trưởng phòng KTNB là người đứng đầu của một phòng ban, có quyền quyết định cũng như định hướng mọi công việc của cả phòng. Hơn hết, kiểm toán lại là chức vụ nắm bắt cũng như giám sát các hoạt động tài chính của toàn bộ công ty. Do vậy, nếu như trưởng phòng là người không có kinh nghiệm cũng như không có kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ thì hiệu quả công việc sẽ không được đảm bảo.

2. Trưởng phòng kiểm toán nội bộ – Họ làm gì?

Là một người có vị trí quan trọng trong hệ thống các chức vụ trong một công ty,vậy công việc của những trưởng phòng kiểm toán nội bộ là gì? Khối lượng công việc của họ ra sao? Dưới đây sẽ là bản mô tả công việc trưởng phòng kiểm toán nội bộ chi tiết và đầy đủ nhất.

2.1. Thực hiện việc xây dựng các kế hoạch kiểm toán

Là người đứng đầu bộ phận KTNB của công ty, trưởng phòng kiểm toán có trách nhiệm xây dựng các kế hoạch thực hiện, triển khai việc kiểm toán, kiểm soát tuân thủ của công ty.

Đây có thể được coi là công việc chính của một trưởng phòng kiểm toán nội bộ. Vì là người nắm rõ các hoạt động tài chính của công ty nên họ sẽ là người thực hiện xây dựng kế hoạch kiểm toán theo các quy định, quy trình đã được đề ra trước đó. Điều này nhằm đảm bảo rằng các hoạt động tài chính được diễn ra theo đúng quy trình và không xảy ra các vấn đề ngoài ý muốn nào. Việc xây dựng kế hoạch là để cho các bộ phận liên quan thực hiện theo đúng định hướng phát triển, mục tiêu chung của công ty.
Hơn hết, đây cũng là điều sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp, vì thế việc định hướng và điều hướng các hoạt động theo kế hoạch tài chính đề ra nhằm đảm bảo sẽ không có sự tác động bất ngờ nào có thể xảy ra và tác động tới công ty, doanh nghiệp.

2.2. Thực hiện việc xây dựng các quy chế phục vụ hoạt động kiểm toán

Các hoạt động kiểm toán hiện nay đều được thực hiện dựa trên một quy trình, chính sách cụ thể. Vì vậy, trưởng phòng kiểm toán nội bộ cần xây dựng một quy chế, quy định hay các chính sách để các nhân viên dựa vào đó thực hiện công việc kiểm toán, kiểm soát tài chính đảm bảo theo các nguyên tắc này

Các chính sách, quy chế này được đặt ra để đảm bảo việc các hoạt động tài chính thực hiện theo các tuân thủ của công ty, thực hiện được việc quản trị rủi ro của công ty và các công ty con hay các công ty liên kết.
Nếu một công ty không có các quy định hay quy chế cụ thể về việc thực hiện công tác kiểm toán, kiểm soát tài chính thì sẽ rất dễ bị mất kiểm soát và quá trình làm việc không có sự đồng nhất, chuẩn mực. Đặc biệt khi công ty có các mối liên hệ với các công ty khác là công ty con hay đối tác, nếu không đảm bảo được việc tuân thủ quy định thì sẽ rất dễ rơi vào các trường hợp gặp tình huống bất lực.

2.3. Thực hiện việc chỉ đạo, tổ chức các cuộc kiểm toán theo kế hoạch

Hầu hết, các cuộc kiểm toán đều được thực hiện dựa trên các kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt, tất nhiên, điều này phải đảm bảo sự phù hợp với nhiệm vụ của phòng Kiểm toán nội bộ.
Khi các cuộc kiểm toán được tiến hành thì trưởng phòng KTNB sẽ có vai trò chỉ đạo tổ chức và thực hiện các cuộc kiểm toán này. Việc này sẽ đảm bảo được quá trình thực hiện nghiêm túc, chuyên nghiệp và đúng theo quy trình đề ra.

Hơn hết, việc tổ chức triển khai các cuộc kiểm toán phải phù hợp với nhiệm vụ mà Phòng kiểm toán nội bộ phải chịu trách nhiệm. Đây là công việc nằm trong khuôn phép và quyền hạn của phòng kiểm toán, do vậy, trưởng phòng kiểm toán có quyền tổ chức triển khai thực hiện công việc này.

2.4. Thực hiện việc hoạch định các biện pháp phòng ngừa rủi ro về tài chính

Với cương vị trưởng phòng, họ là những người có đủ năng lực để đưa ra các dự báo cũng như hoạch định được các biện pháp nhằm phòng ngừa & khắc phục những rủi ro về tài chính mà công ty có thể gặp phải.
Thông qua các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính và các bản kế toán năm của công ty mà trưởng phòng KTNB sẽ nắm bắt những thông tin cần thiết cho mình. Qua đó, việc đưa ra các dự báo cũng như biện pháp sẽ phù hợp hơn và đảm bảo được tính khả thi hơn với tình hình của công ty, doanh nghiệp

2.5. Thực hiện việc kiểm tra và duy trì tính tuân thủ các chính sách

Công việc kiểm toán cũng như các hoạt động kinh doanh, đầu tư liên quan đến tài chính khác đều cần có sự tuân theo các nguyên tắc cụ thể. Trưởng phòng KTNB có nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi và duy trì sự tuân thủ các chính sách đó của nhà nước. Thêm vào đó, họ cũng cần theo dõi sát sao các chính sách, quy định của công ty trong việc điều hành và định hướng các hoạt động kinh doanh. Điều này nhằm đảm bảo được việc các chính sách đó phù hợp và không vi phạm vào các quy định của nhà nước đề ra. Chắc chắn được các hoạt động kinh doanh đang được triển khai theo đúng khuôn khổ và sẽ không có những sự cố ngoài ý muốn nào xảy ra gây ảnh hưởng tới hình ảnh công ty.

2.6. Đánh giá tính hiệu quả của công việc

Trưởng phòng kiểm toán sẽ sử dụng các phương pháp kiểm toán có hệ thống để đánh giá chất lượng công việc. Tức là họ sẽ phải xem xét, nhìn nhận lại xem việc kiểm soát, quản trị rủi ro & tính tuân thủ đã được thực hiện, triển khai một cách tối ưu hay chưa. Và các công việc này sau khi thực hiện đã đem lại được những tác dụng cụ thể gì và sự tác động của nó ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty ra sao?

Thông qua việc đánh giá, trưởng phòng KTNB sẽ có nhiệm vụ đề xuất ra các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những mặt còn hạn chế của các công việc đó. Thêm vào đó là đẩy mạnh những mặt tích cực mà công việc đó đem lại. Nhờ vậy, mà việc đánh giá mới trở nên có ý nghĩa.

2.7. Thực hiện việc tư vấn, hỗ trợ ban lãnh đạo trong công việc

Là người có năng lực, có sự hiểu biết và có vai trò quan trọng trong công ty, vì thế không có lý do gì để trưởng phòng KTNB không thể đưa ra những lời tư vấn dành cho cấp trên của mình.
Họ sẽ đưa ra các gợi ý cũng như những lời tư vấn về phương pháp làm việc và cách các tác nghiệp để có thể hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. Thêm vào đó chính là việc kiểm soát các vi phạm và xử lý các vi phạm đó. Các trưởng phòng kiểm toán nội bộ hầu hết đều là những người có kinh nghiệm, vì thế mà những lời khuyên họ đưa ra thường rất chính xác và có trọng lượng với ban lãnh đạo.

Đây là những công việc cơ bản, thường ngày của các trưởng phòng KTNB. Vì đây là chức vụ quan trọng và khá to nên khối lượng công việc của họ khá nhiều, phạm vi công việc cũng khá lớn và cần quan tâm đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong công ty.

Xem thêm: Vai trò và chức năng của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp

3. Trưởng phòng kiểm toán nội bộ – Yêu cầu công việc ra sao?

Để trở thành một trưởng phòng kiểm toán nội bộ thì không hề đơn giản chút nào. Cương vị này đòi hỏi bạn phải có một quá trình rèn luyện và phấn đấu trong một thời gian nhất định, ở những vị trí nhất định. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải thỏa mãn một số yêu cầu nhất định nếu muốn đảm nhận vị trí công việc này.
Về bằng cấp, bạn cần tốt nghiệp cử nhân đại học trở lên các chuyên ngành như kế toán – kiểm toán, chuyên ngành quản trị rủi ro, chuyên ngành về luật, Kinh tế hay các ngành liên quan khác,… Yêu cầu này được đề ra nhằm mục đích chắc chắn được bạn đã được đào tạo một cách đúng & chuyên nghiệp về lĩnh vực, ngành nghề của mình và nó phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Về kinh nghiệm, để trở thành một trưởng phòng KTNB thì ít nhất bạn phải có 8 năm kinh nghiệm với lĩnh vực kiểm toán. Đặc biệt bạn sẽ được ưu tiên nếu như đã từng giữ các chức vụ như quản lý các hoạt động kiểm toán tại các công ty, doanh nghiệp Kiểm toán, hoặc vị trí ứng tuyển tương đương. Kinh nghiệm là điều quan trọng, hơn hết chức vị trưởng phòng cũng không hề nhỏ. Vì vậy, yêu cầu kinh nghiệm của vị trí này sẽ khắt khe hơn khá nhiều ngành nghề khác.
Bên cạnh đó, bạn cần có các chứng chỉ liên quan đến ngành nghề, công việc kiểm toán của mình như chứng chỉ ACCA, CPA, CFO,… Trong lĩnh vực kiểm toán – kế toán thì các chứng chỉ này rất quan trọng. Đây là các chứng chỉ hành nghề cũng như các chứng chỉ chứng minh thực lực, năng lực và kiến thức của bạn trong lĩnh vực công việc mình đảm nhận. Với những chứng chỉ đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm ứng tuyển các vị trí liên quan.
Thêm vào đó, bạn cũng cần có sự am hiểu về các tiêu chuẩn của hoạt động kiểm toán, quản trị rủi ro hay hệ thống kiểm soát nội bộ,… Việc có kiến thức về các lĩnh vực này sẽ giúp bạn có khả năng bao quát được nhiều khía cạnh của công việc hơn, nắm bắt tình hình tốt hơn. Nhờ đó có thể triển khai và đề xuất các kế hoạch phù hợp hơn, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của công ty, doanh nghiệp.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải biết tiếng Anh, đáp ứng được cho nhu cầu của công việc khi gặp gỡ đối tác hay sử dụng, tham khảo các thông tin nước ngoài. Việc biết ngoại ngữ chưa bao giờ là thừa cho dù ở cương vị nào đi chăng nữa. Hơn nữa, bạn cũng cần phải có tính trách nhiệm với công việc, có khả năng chịu được các áp lực công việc cao và trung thực, khách quan để đảm bảo tính công bằng trong việc quản lý các nhân viên của mình.

4. Trưởng phòng kiểm toán nội bộ – Họ có những quyền lợi gì?

Giữ vai trò quan trọng trong công ty nên tất nhiên trưởng phòng sẽ có những quyền lợi đặc biệt. Đầu tiên chính là một môi trường làm việc năng động, hiện đại với khả năng thăng tiến cao. Hầu như các công ty, doanh nghiệp hiện nay đều cần đến chức vụ này, vì thế môi trường phát triển trong lĩnh vực tài chính khá là thú vị để bạn thử sức bản thân. Hơn hết, với vị trí công việc này thì khả năng thăng tiến của họ cũng khá cao và dễ dàng để nắm bắt những cơ hội mới hơn. Đặc biệt, với cương vị trưởng phòng thì họ sẽ có cho mình nhiều mối quan hệ hơn, sự quen biết và mở rộng các mối liên hệ cũng dễ dàng hơn. thông qua đó sẽ mở ra các cánh cửa và đem đến những tiềm năng mới cho sự phát triển của bạn sau này.
Bên cạnh đó, khi đã ký kết hợp đồng làm việc thì các trưởng phòng kiểm toán nội bộ sẽ được đóng BHYT, BHXH, bảo hiểm thất nghiệp,…theo quy định. Ngoài ra là các chính sách phúc lợi của công ty như thưởng vào các ngày lễ lớn, thưởng lương tháng 13, thưởng hiệu suất, hay các gói chăm sóc sức khỏe và các chuyến du lịch trong nước và quốc tế trong năm.
Một điều không thể không nhắc đến chính là mức thu nhập của trưởng phòng KTNB. Trung bình, với vị trí này thì họ có thể nhận được mức lương là 13 triệu đồng và khoảng lương trung bình sẽ rơi vào từ 10 – 15 triệu đồng. Nếu như bạn là người có kinh nghiệm, được đào tạo chuyên nghiệp tại nước ngoài và có những tác động tích cực tới sự phát triển của công ty thì khi ấy mức thu nhập của bạn sẽ tăng hơn rất nhiều – có thể rơi vào từ 30 – 40 triệu đồng.

Mong rằng bài viết đã mô tả được công việc trưởng phòng KTNB gửi tới các bạn và qua đó các bạn cũng có thêm thông tin để định hướng công việc cho mình.

 

 

 

 

 

Facebook0
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.