Báo Canada ca ngợi Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19

Tin tức chung
Facebook0
LinkedIn

Tờ báo Canada – The Globe and Mail ca ngợi Việt Nam vì không có ca tử vong nào do Covid-19.

The Globe and Mail, một trong những nhật báo tuy tín nhất ở Canada ngày 27/05 (giờ Canada) đã có bài viết đề cao công tác chống Covid-19 của Việt Nam. Bài viết cho rằng Việt Nam đã đặt ra tiêu chuẩn cho cuộc chiến chống Covid-19 khi không có ca tử vong nào được ghi nhận tại đây.

Bài viết do Eric Reguly, Trưởng văn phòng đại diện của tở The Globe and Mail tại châu Âu có trụ sở tại Rome, Italy, cho biết chính phủ Việt Nam đã dập tắt dịch bệnh Covid-19 từ sớm với công tác cách li, truy tìm tiếp xúc và các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội rầm rộ nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Đã một tháng trôi qua kể từ khi Việt Nam gỡ bỏ các hạn chế và mọi thứ đang quay trở lại bình thường.

Báo Canada ca ngợi Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19 - Ảnh 1.
Việt Nam được thế giới xem là “hình mẫu” trong việc chống Covid-19. 

Bệnh nhân 91 hiện đang được điều trị tại một bệnh viện ở thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm tài chính của Việt Nam, và việc cứu sống bệnh nhân này đã trở thành một ưu tiên quốc gia: nếu bệnh nhân này không qua khỏi, Việt Nam sẽ không còn là nước chưa ghi nhận ca tử vong nào do Covid-19.

Tên bệnh nhân không được công bố. Bệnh nhân có quốc tịch Anh, 43 tuổi và là phi công cho hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines. Người này đã nhiễm SARS-CoV-2 tại một quán bar ở thành phố Hồ Chí Minh, đã xét nghiệm dương tính và được đưa vào Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

Tình trạng bệnh nhân suy giảm tới mức phổi chỉ còn 10% hoạt động. Khoảng 60 người đã tình nguyện hiến phổi để cấy ghép cho bệnh nhân này tuy nhiên các bác sỹ vẫn đang tìm người hiến tặng hợp pháp với điều kiện phải đăng ký và chết não.

Ngay cả khi bệnh nhân này không qua khỏi, công tác chống dịch của Việt Nam cũng đã được ghi nhận là một thách tích đáng kể. Tính tới ngày 26/05, Việt Nam xác nhận chỉ có 327 trường hợp, tỷ lệ 3/1.000.000 với dân số 97 triệu người. Trong khi đó, tỷ lệ lây nhiễm ở Italy là 3.822/1.000.000, Canada là 2.320/1.000.000 và ở Mỹ là 5.247/1.000.000.

Việt Nam ngày 26/05 thông báo 1 ca nhiễm mới kể từ ngày 16/04. Các biện pháp hạn chế được nới lỏng từ cuối tháng 4. Trường học và các trường đại học được mở cửa trở lại một cách linh hoạt vào đầu tháng 5.

Thành công của Việt Nam không phải là ngẫu nhiên

Với việc có 1.450km biên giới với Trung Quốc và du khách thường xuyên từ Vũ Hán, nơi khởi phát Covid-19, Việt Nam từng được dự báo sẽ có tỷ lệ lây nhiễm cao. Tuy nhiên, Việt Nam đã phản ứng nhanh và không chờ cảnh báo chính thức từ Tổ chức Y tế thế giới trước khi đóng cửa biên giới, phong tỏa nền kinh tế và tiến hành các biện pháp xét nghiệm diện rộng, truy tìm tiếp xúc và cách li.

Trong một cuộc phỏng vấn, Guy Thwaites, Giáo sư về các bệnh truyền nhiễm và Giám đốc Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Đại học Oxford tại Việt Nam, cho biết Việt Nam hành động sớm vì hiểu rõ sự nguy hiểm của các bệnh truyền nhiễm chưa được biết tới. Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã trải qua nhiều dịch bệnh bao gồm SARS, cúm gia cầm, sởi, sốt xuất huyết, và bệnh chân-tay-miệng ở trẻ em.

Theo Giáo sư Guy Thwaites “Người dân Việt Nam hiểu rõ mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm và biết các bệnh này cần phải được điều trị từ sớm. Người dân Việt Nam được chuẩn bị tốt. Châu Âu và Bắc Mỹ dường như đã quên về các bệnh truyền nhiễm.”

Báo Canada ca ngợi Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19 - Ảnh 2.
Giáo sư Guy Thwaites: “Người dân Việt Nam đã chuẩn bị tốt”. (Ảnh: BPI)

WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe công cộng ngày 30/01 sau khi được thông báo về các trường hợp lây nhiễm từ người sang người ở Vũ Hán đang gia tăng – mặc dù tổ chức này chưa tuyên bố Covid-19 là đại dịch cho tới ngày 11/03. Vào thời điểm đó, Việt Nam đã tuyên bồ tình trạng khẩn cấp trong nước và đã bắt đầu dập dịch. Ngày 03/01, môt ngày trước khi WHO thông báo có một ổ dịch ở Vũ Hán, mặc dù chưa có ca tử vong, Việt Nam đã thông báo một số biện pháp kiểm soát biên giới. Ngày 22/01, giới chức y tế bắt đầu giám sát thân nhiệt tại các cửa khẩu và bắt đầu phát hiện và truy tìm tiếp xúc. Những người nhiễm bệnh và bất kỳ ai từng tiếp xúc với nguồn bệnh đều phải cách li bắt buộc.

Cuối tháng 1, 22 bệnh viện đã được chọn để điều trị bệnh nhân Covid-19. Trường học và các trường đại học bị đóng cửa. Đầu tháng 2, tất cả các chuyến bay từ Trung Quốc đều bị đình chỉ. Cuối tháng 2, du khách vào Việt Nam từ bất kỳ nước nào có ca lây nhiễm đều phải bị cách li trong vòng 14 ngày. Cuối tháng 3, chính phủ Việt Nam bắt đầu đóng cửa nền kinh tế cho tới 23/04.

Chính phủ Việt Nam đã sử dụng rộng rãi mạng xã hội từ đầu tháng 2 để nâng cao nhận thức của người dân về dịch bệnh và các biện pháp phòng tránh bao gồm giãn cách xã hội, sử dụng khẩu trang và rửa tay. Các video thông tin công cộng với giai điệu hấp dẫn của Việt Nam đã lan tỏa ra khắp thế giới.

Một báo cáo hàn lâm về công tác đối phó với dịch bệnh của Việt Nam bởi Giáo sư Thwaites và khoảng 20 bác sỹ và nhà khoa học, kết luận rằng việc sớm phong tỏa cùng với xét nghiệm tích cực, truy tìm tiếp xúc và cách li bắt buộc đối với những người tiếp xúc với nguồn bệnh là nguyên nhân đằng sau thành công của Việt Nam trong việc tránh được tử vong do Covid-19. Báo cáo cho biết các biện pháp truy tìm tiếp xúc và cách li của Việt Nam là “đặc biệt hiệu quả trong bối cảnh gần một nửa các ca nhiễm bệnh không có triệu chứng.”

Đầu tháng 5, hơn 200.000 người dân đã được cách li tại các khu nhà của chính phủ, các khu quân sự, bệnh viện và tại nhà riêng.

Giáo sư Thwaites cho biết nỗ lực truy tìm tiếp xúc ở Việt Nam không dựa trên công nghệ cao như các ứng dụng điện thoại thông minh nhằm phát hiện khả năng phơi nhiễm sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Theo Giáo sư Thwaites “Không hề có công nghệ nào cả. Đó chỉ là phương pháp dịch tễ học cũ kỹ và thực địa.”

Hầu hết các ca nhiễm bệnh ở Việt Nam là du khách, bao gồm công dân Việt Nam từ nước khác trở về. Việt Nam có dân số tương đối trẻ và đó cũng là lý do nước này không có ca tử vong. Độ tuổi trung bình của các ca nhiễm bệnh từ nước ngoài vào Việt Nam là dưới 30. Ở Italy, 70% số ca dương tính ở độ tuổi từ 50 trở lên.

Giáo sư Thwaites cho biết ông tin những con số về dịch bệnh ở Việt Nam do ông được truy cập số liệu chính thức và thăm các bệnh viện địa phương. Giáo sứ Thwaites nói “Nếu có người chết, tôi sẽ biết về điều đó.”/.

PV

 

Facebook0
LinkedIn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.